Đáp án cuộc thi Học sinh với An toàn thông tin

Đáp án bài thi trắc nghiệm Thi thật test lỗ hổng
  • 1 Đánh giá

Cuộc thi Học sinh với An toàn thông tincuộc thi trực tuyến được tổ chức nhằm tuyên truyền, cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng mạng internet an toàn cho học sinh và phụ huynh học sinh trên cả nước cùng đó se tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng. Dưới đây là đáp án cho 24 câu hỏi trắc nghiệm trong cuộc thi An toàn thông tin - bài thi Thi thật test lỗ hổng dành cho học sinh.

Đáp án bài thi Thi thật test lỗ hổng - Học sinh với An toàn thông tin 2023

Câu 1: Đâu là cơ hội tích cực mà Internet mang lại cho trẻ em?

  1. Học tập và phát triển
  2. Sáng tạo và cơ hội nghề nghiệp
  3. Tìm kiếm sự hỗ trợ
  4. Tạo lập, xây dựng và duy trì các mối quan hệ với gia đình, bạn bè và người thân

Câu 2: Khi thấy thông tin mới trên mạng xã hội mà bạn quan tâm, thì nên làm như thế nào?

  1. Không vội vàng tin, không đọc lướt
  2. Kiểm tra và đối chiếu các nguồn thông tin khác nhau về một vấn đề, kiểm tra trích nguồn, tác giả và chứng cứ lập luận
  3. Nếu là thông tin quan trọng hỏi người lớn để lấy ý kiến
  4. Kiểm tra trích nguồn tin đó có đáng tin tưởng không

Câu 3: Theo em, hành vi nào dưới đây được coi là vi phạm đạo đức trên không gian mạng?

  1. Xúc phạm danh dự, phẩm giá của bạn cùng lớp trên Facebook
  2. Đăng những thông tin tiêu cực, bịa đặt về một người mà em không thích
  3. Thể hiện quan điểm của em một cách lịch sự trên Facebook về một chủ đề đang thu hút sự quan tâm của mọi người
  4. Bình luận phản bác lại quan điểm sai trái của một người dùng Facebook

Câu 4: Tính chất nào trong các tính chất cơ bản sau của Internet giúp chúng ta có thể trò chuyện với mọi người mà không cần gặp mặt trực tiếp?

  1. Kết nối
  2. Ẩn danh
  3. Tôn trọng người khác
  4. Vĩnh viễn

Câu 5: Hậu quả của việc dùng chung mật khẩu cho nhiều tài khoản là gì?

  1. Tránh quên mật khẩu
  2. Tiết kiệm thời gian
  3. Nếu một tài khoản bị lộ mật khẩu thì những tài khoản khác cũng bị lộ

Câu 6: Theo em, môi trường mạng Internet có những đặc tính nào sau đây?

  1. Công khai; vĩnh viễn; kết nối; ẩn danh; nguồn thông tin; giới hạn và sự tôn trọng
  2. Riêng tư, vĩnh viễn; kết nối; ẩn danh; nguồn thông tin; giới hạn và sự tôn trọng
  3. Công khai; cụ thể; kết nối; ẩn danh; nguồn thông tin; giới hạn và sự tôn trọng
  4. Công khai; giới hạn; kết nối; ẩn danh; nguồn thông tin; tôn trọng

Câu 7: Nhiều bạn cho rằng "Việc ai đó thu thập thông tin cá nhân của mình không quan trọng vì không làm gì mờ ám cũng như không ảnh hưởng tới bất kì ai". Theo em quan điểm này là đúng hay sai, vì sao?

  1. Sai, vì thông tin của bất kì ai đều có giá trị và cần phải trả tiền để mua được thông tin đó.
  2. Sai, vì thông tin cá nhân được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Nếu bạn không cho phép thì người khác không có quyền thu thập, trừ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  3. Đúng, vì thông tin này đã được thu thập nhiều mà không có ảnh hưởng xấu nào xảy ra.
  4. Đúng, vì thông tin của mình luôn được công khai để bạn bè dễ quan tâm và để ý tới mình

Câu 8: Những thông tin nào không nên chia sẻ trên mạng xã hội:

  1. Địa chỉ nhà riêng hoặc trường học
  2. Hình ảnh đẹp chụp người khác không kèm theo thông tin cá nhân
  3. Phát biểu, chỉ trích về các chủ đề nhạy cảm
  4. Số điện thoại cá nhân

Câu 9: Trong thời gian gần đây, em nhận ra bố em thường hay theo dõi các trang tin, các bài đăng, các video clip thường có nội dung nói xấu về nhà nước, các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Thì em sẽ chọn những giải pháp nào sau đây để giảm thiểu tình trạng này.

  1. Em chấp nhận bỏ qua vì ai cũng có quan điểm riêng trong từng vấn đề.
  2. Tranh luận với bố vì em tin những điều trên là không có thật và bảo vệ ý kiến của em.
  3. Tố cáo các trang tin, bài viết video với các cơ quan chức năng và người quản trị trang tin
  4. Thuyết phục bố hạn chế theo dõi những nội dung này vì nó vi phạm pháp luật

Câu 10: Khi nhìn thấy một bài viết nói xấu một người bạn trong trường em nên làm gì?

  1. Chia sẻ bài viết trên trang cá nhân để mọi người cùng biết
  2. Like, comment, tag bạn bè vào bài viết
  3. Gửi bài viết cho thầy cô giáo để thầy cô có biện pháp xử lý
  4. Không quan tâm vì không phải chuyện của mình

Câu 11: Hành vi nào dưới đây là hành vi bắt nạt qua mạng?

  1. Tạo trang web giả mạo để lừa đảo
  2. Sử dụng lời lẽ cực kỳ xúc phạm nhằm hạ thấp nhân phẩm của một cá nhân do đặc điểm riêng biệt của người đó
  3. Thực hiện cuộc gọi trêu đùa hoặc cuộc gọi giả đến các dịch vụ khẩn cấp, hoặc khuyến khích người xem thực hiện hành vi này hay bất kỳ hành vi quấy rối nào khác.
  4. Rủ bạn tham gia khóa học online trên mạng

Câu 12: Trẻ em có thể gặp phải nguy cơ mất an toàn nào khi một mình làm quen và nói chuyện với người lạ trên mạng Internet?

  1. Bị bắt xem các hình ảnh khiêu dâm
  2. Bị dụ dỗ, lừa đảo
  3. Hẹn gặp ngoài đời sau đó thực hiện hành vi bắt cóc, xâm hại thân thể
  4. Bị lôi cuốn vào nhiều thói quen, mối quan tâm và có thể bắt chước nhiều hành động của người lạ

Câu 13: Bạn nghĩ sao về việc chơi game quá nhiều của học sinh bây giờ?

  1. Không việc gì
  2. Không tốt cho sức khoẻ, và rất ảnh hưởng đến việc học hành
  3. Chơi càng nhiều càng giải trí
  4. Không đáp án nào đúng

Câu 14: Đâu là những quảng cáo không đáng tin cậy hoặc không được phép?

  1. Quảng cáo về bài thuốc chữa bệnh nan y, chỉ cần 3 lần uống là khỏi
  2. Quảng cáo về buôn bán pháo diêm, pháo nổ
  3. Quảng cáo về website đánh bạc trực tuyến
  4. Quảng cáo về thương hiệu xe ô tô giá rẻ

Câu 15: Em biết bạn của em đang cùng với một số bạn khác trong trường quảng cáo và cung cấp thuốc lá điện tử qua mạng. Theo em đây là hành vi gì?

  1. Thuốc lá điện tử không có hại nên việc mua bán là bình thường
  2. Hành vi bị cấm
  3. Hành vi vi phạm pháp luật do thuốc lá điện tử là mặt hàng kinh doanh có điều kiện
  4. Không vi phạm do thuốc lá điện tử không bị cấm tại Việt Nam

Câu 16: Những thông tin nào bạn nên chú ý tránh ghi vào thông tin tài khoản cá nhân trên mạng xã hội của bạn?

  1. Địa chỉ nhà riêng, địa chỉ du lịch bạn sẽ tới,…
  2. Tên công ty bạn đang làm việc
  3. Số điện thoại cá nhân
  4. Nickname (tên đại diện) của bạn

Câu 17: Phương án nào có thể phòng tránh được virus:

  1. Update (cập nhật) các bản vá lỗ hổng hệ thống
  2. Cài đặt các phần mềm Antivirus
  3. Cần cảnh giác với những đường link hay những thư điện tử lạ

Câu 18: Hậu quả của việc bị hack tài khoản mạng xã hội (như Zalo, Viber, Facebook...) là gì?

  1. Bị lợi dụng tài khoản để lừa đảo bạn bè
  2. Lộ tin nhắn, hình ảnh riêng tư khi trò chuyện với bạn bè qua Messenger
  3. Bị lợi dụng tài khoản để chia sẻ những tin tức sai sự thật
  4. Mất quyền truy cập vào tài khoản của mình

Câu 19: Trước khi chia sẻ, bình luận hay bày tỏ cảm xúc của mình với các thông tin, trạng thái trên mạng xã hội, mình cần:

  1. Xem thông tin đó hiện nay các bạn cùng lớp và mạng xã hội có quan tâm, yêu thích hay không.
  2. Xem mối quan hệ của mình với người đó, sự tương tác của mình với người đó (họ like, comment, chia sẻ trạng thái của mình thế nào)
  3. Kiểm chứng các thông tin trên mạng xã hội xem có chính xác, tin cậy hay không trước khi chia sẻ, bình luận hoặc bày tỏ cảm xúc
  4. Tốt nhất không nên chia sẻ, bình luận hay bày tỏ cảm xúc với những thông tin người khác đăng lên vì có thể gây rắc rối

Câu 20: Em nên làm gì để xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội?

  1. Nâng cao ý thức, rèn luyện hành vi đạo đức, hành vi ứng xử văn hóa trên mạng xã hội
  2. Giúp mỗi người hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, nội dung, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bị cấm liên quan đến văn hóa ứng xử khi tham gia mạng xã hội
  3. Phối hợp với gia đình, nhà trường trong việc xây dựng văn hóa ứng xử trên mạng xã hội

Câu 21: Bạn Sơn là học sinh lớp 7. Một hôm, Sơn bất ngờ nhận được tin nhắn facebook từ một người lạ với nội dung là thuê Sơn đăng một bài viết bôi nhọ Ban giám hiệu trường X vào trang của trường, sau đó rủ thêm bạn bè vào bình luận công kích, kích động học sinh toàn trường và phụ huynh học sinh, xong việc Sơn sẽ được trả công 2 triệu đồng. Nếu em là Sơn, em sẽ chọn phương án nào?

  1. Đồng ý với người lạ đăng tải nội dung trên để lấy tiền tiêu
  2. Giả vờ đồng ý để hẹn gặp người lạ lấy tiền tiêu nhưng không đăng tải nội dung theo thoả thuận.
  3. Đem sự việc báo cáo với bố mẹ và Ban giám hiệu nhà trường để có phương án giải quyết tốt nhất.
  4. Thực hiện đồng thời cả hai phương án 2 và phương án 3.

Câu 22: Là trẻ em, nếu bạn thấy trên trang web hay mạng xã hội có nội dung, thông tin nào đó không phù hợp thì bạn nên làm thế nào là tốt nhất?

  1. Không quan tâm tới nội dung đó
  2. Tham gia vào các trang Web hay trang mạng xã hội có chứa các nội dung đó
  3. Nói với cha mẹ hoặc người lớn mà bạn tin tưởng để giúp bạn có chính kiến đúng đắn
  4. Chỉ cho các bạn khác xem

Câu 23: Trời nồm là hiện tượng thời tiết đặc trưng của các tỉnh phía đông Bắc Bộ, xảy ra khi độ ẩm không khí đạt mức trên 90%, xảy ra vào tháng 2 đến tháng 4. Đâu là những cách để bảo vệ máy tính trong thời tiết như vậy ?

  1. Tránh đặt thùng máy dưới nền nhà hoặc gần những nơi ẩm ướt
  2. Thường xuyên cho máy tính hoạt động, bật nó lên hàng ngày.
  3. Làm giảm độ ẩm trong phòng: Luôn đóng kín cửa nhằm hạn chế hơi ẩm từ ngoài trời xâm nhập vào trong phòng; Nếu có máy điều hòa thì bật ở chế độ khô; Dùng hộp hút ẩm để cạnh máy tính; Lau nhà bằng giẻ khô.
  4. Bật quạt

Câu 24: Vì sao nên cập nhật phần mềm?

  1. Vá các lỗ hổng của phần mềm
  2. Cập nhật tính năng mới
  3. Sửa lỗi phần mềm
  4. Tiết kiệm bộ nhớ
Cập nhật: 17/10/2023
  • 1.725 lượt xem